Đổ mồ hôi là một trong những hoạt động bài tiết và điều hòa thân nhiệt quan trọng của cơ thể. Đa số trường hợp đổ mồ hôi có vị mặn nên mọi người thường cho rằng đó chính là vị của mồ hôi. Vậy nếu mồ hôi không có vị mặn thì có sao không?
Mọi người đều biết tiết mồ hôi là một việc hết sức bình thường của cơ thể mỗi ngày. Quá trình tiết mồ hôi được xem như cơ chế đào thải các chất cặn bã ra bên ngoài và cân bằng thân nhiệt. Mồ hôi ra nhiều nhất khi trời oi bức hoặc khi cơ thể phải vận động nhiều.
Thông thường, một người thường có khoảng từ 2 – 4 triệu tuyến mồ hôi với mật độ cao nhất trên lòng bàn tay và lòng bàn chân. Số tuyến mồ hôi này không thay đổi theo thời gian. Vì vậy, trẻ nhỏ sẽ có số lượng tuyến mồ hôi nhiều hơn trên mỗi mét vuông da, đồng nghĩa với tỉ lệ cao gấp 8 – 10 lần so với người lớn. Một vài người chỉ đổ nửa lít mồ hôi trong 1 giờ hoạt động hết công suất, trong khi số khác lại đổ mồ hôi đến tận 3 – 4 lít và cả 2 trường hợp này đều bình thường. Tuy nhiên, tình trạng đổ mồ hôi ở mức độ cao do sốc nhiệt hay do cơ thể đang trong trạng thái nguy hiểm – được gọi là toát mồ hôi thì cần được chú ý hơn.
2. Mồ hôi không có vị mặn có bình thường không?
Như đã đề cập, đổ mồ hôi sẽ giúp cơ thể bài tiết các độc tố và chất dư thừa ra ngoài. Đồng thời, khi mồ hôi bốc hơi trên da cũng sẽ giúp cơ thể được làm mát khi thân nhiệt lên quá cao. Đa số mồ hôi của chúng ta khi tiết ra đều mang vị mặn đặc trưng, chủ yếu đến từ những chất dư thừa, cặn bã và độc tố của cơ thể,… Ngoài mùi mồ hôi mang vị mặn thì cũng có trường hợp mồ hôi khi tiết ra lại rất nhạt hoặc không có vị gì cả. Khi gặp phải tình trạng này, nhiều người đã lo lắng liệu mồ hôi không có vị mặn có gây ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Mồ hôi có vị mặn thường là do chúng ta uống ít nước, chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày không hợp lý hoặc do cơ thể đang phải bài tiết độc tố ra ngoài nhiều hơn bình thường. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy mồ hôi mặn là biểu hiện của việc cơ thể đang thiếu muối, do muối được đào thải trực tiếp qua mồ hôi. Chính vì vậy, có thể nói mồ hôi không có vị mặn không gây bất cứ bất lợi nào cho cơ thể.
3. Những cách giúp cơ thể kiểm soát mồ hôi tốt hơn
Quan sát tình trạng tiết mồ hôi cũng là cách nhận biết sức khỏe của bản thân. Dưới đây là những cách giúp bạn khắc phục, kiểm soát vị mặn và mùi mồ hôi của cơ thể tốt hơn:
- Chế độ ăn uống đầy đủ và hợp lý: Bổ sung các chất dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp chúng ta khỏe mạnh hơn, nhờ đó cơ thể không phải tiết mồ hôi quá nhiều để thải các chất dư thừa ra ngoài.
- Bổ sung muối đúng cách: Tuy là một trong những gia vị phổ biến, nhưng nếu bổ sung muối quá mức thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm như các bệnh tim mạch, đột quỵ, tăng huyết áp,… Lượng bổ sung muối theo khuyến nghị là khoảng 200 – 500mg/ngày sẽ giúp các chức năng của cơ thể hoạt động tốt và tránh được nhiều bệnh như bướu cổ,…
- Uống đủ 2 lít nước một ngày: Uống đủ nước không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp ngăn mùi mô hôi và ngăn mất nước khi cơ thể tiết mồ hôi.
- Vệ sinh sạch sẽ cơ thể sau khi đổ mồ hôi: Việc này giúp loại bỏ các chất cặn bã và dư thừa mà mồ hôi vừa tiết ra. Đồng thời, các lỗ chân lông ở da cũng được thông thoáng. Tuy nhiên, không nên tắm rửa ngay khi tiết mồ hôi mà nên chờ khoảng 30 phút để khô mồ hôi hẳn, tránh bị sốc nhiệt.
Tóm lại, mồ hôi không có vị mặn hoặc quá nhạt không phải là dấu hiệu của bất kỳ bệnh lý nào và đây cũng là điều vô cùng bình thường. Để kiểm soát mồ hôi và sức khỏe tổng thể được tốt hơn, bạn cần đảm bảo một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.